Ngày xưa, tôm đất dồi dào bán không hết, nên cư dân ở đây nghĩ ra cách làm tôm khô để dành ăn dần, có dư đem bán. Riết rồi trở thành món ngon đặc sản nổi tiếng của Cà Mau.
Tôm đất được rửa sạch, hấp chín với một ít muối biển. Cái khó nhất của nghề là phải canh cho vừa lửa và đúng thời gian thì tôm mới thấm, mới ngon. Vị ngọt của tôm thiên nhiên cộng với một ít muối biển đã tạo nên một nét đặc trưng riêng cho món tôm khô. Nhưng mà cũng cho thấy sự kì công trong việc chế biến món tôm khô truyền thống của cư dân nơi vùng đất rừng ngập mặn này.
Ngày nay, hầu hết các hộ làm tôm khô chuyên nghiệp đều đã ít nhiều thay đổi công thức và cách làm. Còn riêng với Con Tôm Rừng lại mong muốn cách làm tôm khô truyền thống của ông bà xưa được giữ nguyên vẹn. Bởi đây chính là nét khác biệt của nghề và cũng là cách sản xuất an toàn, thuận theo tự nhiên.
Mỗi tháng cư dân rừng đước khai thác nguồn lợi thủy sản 2 lần là canh vào con nước rằm và con nước ba mươi. Vào lúc này, nào là tôm thẻ, tôm sú, cua, các loại cá cũng phong phú hơn, mà nhiều nhất chính là con tôm đất. Nguồn nguyên liệu chính để làm tôm khô.
Từng gọi là nuôi, nhưng tự ăn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên mà sinh sôi nảy nở. Dưới hệ thống chằng chịt nhiều con rạch, con xẻo, dẫn nước thủy triều từ biển vào rừng hằng ngày rồi rút ra đã mang đến cho nơi này nguồn phi sinh vật tự nhiên dồi dào, đủ sức nuôi lớn tôm, cua, cá dưới tán rừng.
Tôm đất được rửa sạch, hấp chín với một ít muối biển. Cái khó nhất của nghề là phải canh cho vừa lửa và đúng thời gian thì tôm mới thấm, mới ngon. Vị ngọt của tôm thiên nhiên cộng với một ít muối biển đã tạo nên một nét đặc trưng riêng cho món tôm khô. Nhưng mà cũng cho thấy sự kì công trong việc chế biến món tôm khô truyền thống của cư dân nơi vùng đất rừng ngập mặn này.
Tôm khô vẫn được hấp chín thủ công bằng bếp củi, mỗi mẻ tôm khoảng 8kg tôm tươi, cho ra được 1kg tôm khô thành phẩm.
Bởi mới thấy hình ảnh các chị, các mẹ ở quê ngồi nhóm bếp, canh lửa, mới thấy được cái cực, cái công của việc làm tôm khô theo cách truyền thống.
Ngày nay, hầu hết các hộ làm tôm khô chuyên nghiệp đều đã ít nhiều thay đổi công thức và cách làm. Còn riêng với Con Tôm Rừng lại mong muốn cách làm tôm khô truyền thống của ông bà xưa được giữ nguyên vẹn. Bởi đây chính là nét khác biệt của nghề và cũng là cách sản xuất an toàn, thuận theo tự nhiên.
Tôm khô vẫn được phơi nắng tự nhiên theo cách truyền thống, nhưng có cải tiến bởi việc phơi nắng trên các giàn phơi trong nhà kính để cách ly với côn trùng và bụi bẩn nếu có.
Sau 2 ngày, tôm sẽ khô từ từ, thịt tôm sẽ săn chắc lại. Bởi tôm khô được phơi nắng, nên ngoài vị ngọt tự nhiên của tôm, vị ngon của tôm khô mà còn có cái thơm của nắng. Điều mà các cách làm chuyên nghiệp bây giờ khó có được.